Mar 7, 2019
7777 Views
0 0

Tổng hợp tối ưu hóa Windows 7 với ổ cứng SSD

Written by

Dùng SSD cũng được một thời gian khá lâu rồi, nhưng mình thuộc dạng người dùng khá lười biếng, mua về cắm là cứ thế chạy chứ không tối ưu gì mấy. Hôm nay rảnh nhân dịp thay SSD mới quyết định đầu tư thời gian nghiên cứu cài đặt cho nó ra hồn, và tiện tay là luôn ít hướng dẫn cho ai chưa biết, dù nhiều vấn đề cũng thuộc dạng khá là phổ thông. Toàn bộ các vấn đề trong bài được thực hiện trên Windows 7 64-bit và ổ SSD Samsung 750 EVO.

Trước tiên, cần xác định vấn đề đầu tiên: bạn sẽ cài mới hay di chuyển hệ điều hành cũ sang SSD mới. Do cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của SSD khác hoàn toàn với HDD, bạn cần phải chú ý khi di chuyển dữ liệu giữa hai loại ổ cứng này. Nếu bạn cài mới thì dĩ nhiên, không cần quan tâm tới mục này.

Di chuyển hệ điều hành

SSD sử dụng những “trang nhớ” (memory page – tương ứng với sector trên ổ cứng HDD) được cố định ở mức 4KB. Việc này có thể gây ra sai lệch khi xác định vị trí một phân vùng khi di chuyển hệ điều hành từ HDD sang SSD.

Nếu hệ điều hành cũ của bạn cũng được cài đặt trên SSD, việc di chuyển sẽ không có gì khó khăn. Nhưng nếu hệ điều hành cũ nằm trên HDD truyền thống, bạn cần chọn phần mềm hỗ trợ di chuyển dữ liệu tương thích, chẳng hạn như Acronis True Image Home 2011 hay mới hơn. Nói chung hãy cố gắng chọn phiên bản phần mềm mới nhất để chắc chắn được hỗ trợ.

Để kiểm tra, bạn có thể gõ dòng lệnh “msinfo32”, vào mục Components > Storage và chọn Disks. Trong khung bên phải tìm đến Partition Starting Offset, bạn sẽ thấy một giá trị thể hiện bằng byte, chia nó cho 1024 để ra đơn vị KB, con số nhận được cần là bội của 64.

Cài đặt trên Windows

Đối với SSD, nó đủ nhanh để không cần đến các biện pháp tăng tốc và “bảo dưỡng” như những HDD truyền thống. Vì thế bạn có thể tắt tính năng chống phân mảnh và Superfetch có sẵn của Windows.

Tắt tính năng chống phân mảnh: Trên HDD thường thì dữ liệu sau một thời gian sẽ bị phân mảnh, ghi rải rác ở nhiều nơi trên phiến đĩa làm giảm hiệu năng, SSD không bị hiện tượng đó nên việc chống phân mảnh chỉ làm giảm tốc độ và tuổi thọ của nó mà thôi. Để tắt tính năng này, hãy mở Disk Defragmenter (bấm menu Start, gõ vào Disk Defragmenter), nhấn nút Configure schedule, bỏ dấu tích ở mục lên lịch và nhấn OK, vậy là xong.

tat disk defragmenter

Tắt tính năng SuperFetch: gõ vào Start menu dòng lệnh “services.msc” và Enter, sau đó tìm service có tên “Superfetch”, click đúp và set về trạng thái Disable.

disable superfetch

TRIM: đây là một tính năng cải thiện khá nhiều cho hiệu năng và tuổi thọ của SSD. Cho tới nay thì tất cả các SSD đều đã có TRIM và Windows 7 cũng hỗ trợ hoàn toàn. Để nói chi tiết thì nó rất dài dòng nên mình chỉ chốt lại 1 vấn đề: nên bật TRIM. Nếu bạn chưa chắc chắn, có thể dùng dòng lệnh như sau để kiểm tra: gõ vào ô lệnh “fsutil behavior query disabledeletenotify”, nếu giá trị trả về là “DisableDeleteNotify = 0” nghĩa là bạn đã có TRIM được bật. Nếu không ra kết quả như vậy, có nghĩa là ổ SSD của bạn thuộc đời cũ, không hỗ trợ TRIM.

TRIM

Cài đặt giao tiếp SATA – AHCI

Đây cũng là một điều chỉnh quan trọng giúp bạn đạt tối đa hiệu năng của ổ SSD. Để bật AHCI, bạn cần vào thiết lập phần cứng của máy tính, trong BIOS.

Nếu bạn cài mới hệ điều hành, hãy bật AHCI trước rồi cài để Windows tự nhận driver.

Nếu bạn di chuyển hệ điều hành cũ sang, hoặc đã lỡ cài rồi, hãy làm theo các bước sau để bật AHCI:

– Chạy dòng lệnh regedit
– Tìm đến khóa: HKEY_LOCAL_MACHINESYSTEMCurrentControlSetservicesmsahci
– Khung bên phải click đúp vào giá trị Start, thay đổi giá trị về 0

chinh msahci
– Khởi động lại máy, vào BIOS chỉnh cho AHCI bật, lưu lại rồi khởi động vào Windows bình thường. Lúc này driver AHCI sẽ được cập nhật.

cai ahci driver

Để kiểm tra, bạn có thể mở Device Manager (chạy dòng lệnh devmgmt.msc), tìm trong mục IDE ATA/ATAPI controllers, nếu thấy có mục AHCI là đã thành công.

ahci nhan xong

Dưới đây là ảnh chụp test tốc độ ở 2 chế độ tắt/bật AHCI.

crys as ataTốc độ khi tắt AHCI

crys as ahciTốc độ khi bật AHCI

Một vài tweak khác

Ngoài một vài điều chỉnh ở trên, mình còn thường sử dụng thêm một vài tùy chọn khác, có thể không có nhiều hiệu quả lớn nhưng mình xin đưa ra để tham khảo.

Tắt Hibernate: Hibernate thường ít khi sử dụng tới nhưng lại chiếm dung lượng khá lớn, thường thì xấp xỉ gần bằng dung lượng RAM của hệ thống. Vì vậy tắt nó đi sẽ giúp SSD có thêm khoảng trống, giảm bớt lượng ghi/xóa cần thiết. Để tắt khá đơn giản, chỉ cần chạy dòng lệnh “powercfg -h off” là xong.

tat hibernate

Tắt pagefile: Khi RAM của bạn đủ lớn để hệ thống sử dụng mà không cần phải cache thêm lên ổ cứng, bạn nên tắt tính năng này. Về tác dụng thì cũng tương tự như tắt Hibernate. Cách làm: Mở System Properties (Windows+Pause), chọn Advanced System Settings. Click nút Settings trên cùng rồi chọn tab Advance. Nhấn nút Change sau đó chọn ổ đĩa cần tắt page file. Bấm chọn “No paging file” và nhấn Set>OK.

tat pagefile

Tắt System Restore: đây cũng là một món chiếm mất vài GB dung lượng ổ đĩa mà mình không bao giờ dùng đến. Nếu bạn cảm thấy cần sử dụng thì đừng tắt. Để tắt thì cũng mở System Properties (Windows+Pause), chọn System Protection>Configure>Turn off system protection. Nhấn luôn cả thêm Delete để xóa phần backup đã tạo.

tat resore point

Vậy là tạm hết những điều chỉnh chung cho mọi loại SSD.

Điều chỉnh cho SSD Samsung 750 EVO

Thường thì mỗi hãng sẽ có một vài công nghệ nhất định cho SSD của mình, với Samsung thì có phần mềm Magician, vừa dùng kiểm tra hàng fake, vừa tối ưu ổ SSD, vừa thực hiện mã hóa bảo mật, test tốc độ, update firmware…. Quan trọng nhất có lẽ là RAPID – công nghệ dùng RAM như SSD để tăng tốc độ và tuổi thọ cho ổ đĩa, lát nữa chúng ta sẽ test.

Công cụ tối ưu hệ điều hành, dành cho những ai muốn nhanh: click và chọn chế độ tối ưu là phần mềm sẽ tự động thực hiện theo yêu cầu.

OS optimize

OS optimize 2

Tính năng RAPID được bật khá dễ dàng và nhanh chóng với chỉ 2-3 click:

RAPID

Kết quả test khi RAPID mode được bật, cho kết quả rất … khủng khiếp!!

crys as rapidNhưng không qua mặt được HDTune khi tốc độ trung bình vẫn như cũ:

hdtune rapid

Mặc dù bài viết thực hiện một số điều chỉnh cho tối ưu ổ đĩa SSD, kết quả thay đổi không quá nhiều bởi máy tính của tôi chỉ có cổng SATA2. Nếu thực hiện trên các máy có SATA3, kết quả test sẽ tốt hơn rất nhiều.

Article Categories:
Thủ thuật

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *