Mar 7, 2019
6541 Views
0 0

Hackintosh trên main MSI H110i PRO (AC) 98%

Written by

Những thứ hoạt động:

  • Sata, M.2 PCI-E key M
  • HDMI output
  • DDR4 2133 MHz
  • Realtek® ALC887
  • USB 2.0
  • USB 3.1 gen 1 (chưa có cơ hội test tốc độ vì nhà toàn usb sida)
  • 1080p retina
  • itunes radio, beats one
  • Cổng Ethernet Realtek RTL8111H Gigabit LAN

Những thứ không hoạt động:

  • Âm thanh sử dụng cổng HDMI
  • Sleep được /wake lúc được lúc không
  • Intel Dual Band Wireless-AC 8260 M.2 key E (Thay card khác, khoảng 50$)
Ngoài ra những thứ như card rời NVIDIA, AMD hay HDMI 4K retina chưa có đồ để test.

Cấu hình sử dụng

  • MSI H110i PRO AC
  • Intel Core i3-6100 (Full QE/CI) – Intel G4400 (không QE/CI)
  • 8gb RAM Kingston HyperX
  • HDD 500GB WD Black

Tóm tắt:

  1. Tạo bộ cài (updating)
  2. Thiết lập Bios
  3. Cài đặt OS X lên HDD/SSD
  4. Sau cài đặt
  5. Lưu ý

1. Tạo bộ cài

  1. Chuẩn bị – 1 USB 8Gb trở lên để chứa bộ cài – 1 USB 1 đến 2 GB để chứa mini WIN đề phòng trường hợp làm sai thì còn có cái mà cứu. – 1 Máy chạy windows (cài win rồi thì dùng luôn) – Tạo sẵn 1 phân vùng riêng để chứa OS X (tối thiểu 10GB, nên tạo khoảng 50GB, riêng mình để 100Gb dùng cho thoải mái)
  2. Tạo bộ cài – Tải file USB-Install-OSX-10.11.6-ndl54.rdr ở: Link MD5: 59DD46BF – 01878ED5 – 81A19495 – 106AA205 – Tải phần mềm R-Drive Image ở: Link – – –

2. Thiết lập bios

  1. Tắt máy, vào bios [BIOS sử dụng trong bài này là bản mới nhất, cập nhật trên trang chủ của MSI]
  2. Save & Exit -> Restore Defaults -> Yes
  3. Advanced -> USB Configuration -> XHCI Hand-off -> Enabled
  4. Advanced -> Windows OS Configuration -> Windows 7 Installation -> Disabled
  5. Advanced -> Super IO Configuration -> Serial (COM) Port 0 Configuration -> Serial(COM) Port0 -> Disabled
  6. Overclocking -> CPU Features -> CFG Lock -> Disabled
  7. Boot -> Boot Option #1 -> “UEFI USB Key:UEFI:usb_name, usb_efi_partition” [usb_name là tên usb chứa bộ cài OS X, usb_efi_partition là tên phân vùng chứa Clover bootloader]
  8. Save & Exit -> Save Changes and Reboot -> Yes
  9. Xong giờ máy sẽ tự động boot vào Clover Bootloader

Bấm phím Delete ở bước này để vào Bios Setup

3. Cài đặt OS X lên HDD/SSD

Chọn ngôn ngữ, theo mình nên để tiếng anh cho dễ dùng =)))
Đầu tiên máy sẽ hỏi chọn ngôn ngữ, mình để tiếng anh cho dễ hiểu, tiếng việt trên OS X nhiều lúc đọc “ngôn lù” lắm =))
  1. Vào Disk utilities Phân vùng – Format phân vùng mới chuẩn bị lúc đầu qua định dạng OS X Extended (Journaled) – Đặt tên ổ cứng mới cài lên tên là “osx” để tiện cho bước 2 (viết liền, viết thường)
  2. Cài đặt OS X lên HDD/SSD – Cứ theo các bước thôi, chọn ổ cứng muốn cài OS X lên, rồi “Continue” -> “Continue”, xong rồi đợi nó chạy xong sẽ tự động khởi động lại
  3. Sau khi máy tự khởi động lại, boot vào USB Clover Bootloader, chọn vào bộ cài OSX 1 lần nữa, chọn ngôn ngữ tiếng anh, Mở Terminal lên, gõ lần lượt: cd /volumes/osx cd system/library/extensions ls rm -r iobluetoothfamily.kext rm -r iobluetoothhiddriver.kext
  4. Thoát Terminal và khởi động lại vào USB Clover Bootloader tiếp. Chọn boot vào ổ tên ổ cứng vừa cài osx lên, chờ một lúc là vào được màn hình thiết lập OSX. Thiết lập tên, mật khẩu,… của OS X, vào đến giao diện Desktop là xong được 80% rồi.

4. Sau cài đặt

1. Cài đặt Clover Bootloader lên phân vùng EFI trên HDD/SSD:
Mở thư mục Post-Installation trong usb Clover -> chạy file Clover_v2.3k_r3696.pkg -> chọn: Change Install Location -> Chọn phân vùng OSX -> Chọn continue -> Chọn Customize -> Tích vào các mục: install for UEFI booting only, Install Clover in the ESP, OSXAptioFix2Drv-64, Install RC scrips on target volume, Install Clover Preference Pane -> Chọn Install -> Chọn Close khi nó chạy xong. Ảnh HD: http://www.upsieutoc.com/image/5Xdr

Ảnh HD: http://www.upsieutoc.com/image/5Xdr
Mở thư mục Post-Installation trong usb Clover -> Chạy file Clover Configurator.app -> Chọn Mount EFI ở cột bên trái -> Chọn tiếp Mount EFI partition ở góc dưới bên phải.
Mở phân vùng EFI vừa mount và phân vùng Clover trên USB -> kéo thả thư mục EFI từ phân vùng Clover trên USB qua phân vùng EFI vừa mount (chính là phân vùng EFI trên HDD/SSD) -> Chọn Merge (Ảnh HD: http://www.upsieutoc.com/image/5Xd8)
Vậy là xong phần cài đặt Clover Bootloader lên HDD/SSD, sau này khởi động thì không cần tới USB nữa. Lưu ý: Nếu máy tự động boot vào windows, kéo xuống xem phần lưu ý 1
2. Cài Đặt SSDT cho CPU: Mở thư mục Patched SSDT trong Post-Installation (USB Clover) ra, chọn đúng mẫu CPU đang sử dụng, copy vào phân vùng EFI trên HDD/SSD theo đường dẫn /EFI/Clover/ACPI/patched/ Copy xong thì khởi động lại.

5. Lưu ý:

1. Máy tự động boot vào windows ? – Tải BootICE về-> chuyển qua tab UEFI -> Chọn Edit Boot Entry -> Click chọn Windows Boot Manager dòng thứ nhất -> chọn Del -> Chọn Close.
2. Chip Intel (VD:G4400) sử dụng HD510 không hỗ trợ OS X ? – Bắt buộc phải có card rời NVIDIA/AMD đi kèm để xuất hình, hoặc chỉ có thể dùng OS X trong môi trường Safe mode. Riêng các chip Intel sử dụng HD510 thì tải thêm file này về, giải nén ra và thay thế thư mục EFI trong USB Clover Bootloader (Link)
Bài viết này sử dụng các tài nguyên: http://www.tonymacx86.com/threads/g… http://www.tonymacx86.com/threads/1… và nhiều chỗ khác quên cmnr…. =))
Nguồn bài viết: facebook bạn Nguyễn Đình Lộc.
Article Categories:
Thủ thuật

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *