Mar 7, 2019
1569 Views
0 0

Cuộc chiến mã hóa iPhone: Khởi đầu cho một tiền lệ xấu

Written by

Việc FBI bẻ khóa thành công chiếc iPhone đã khép lại vụ kiện giữa giới chức Mỹ và Apple. Nhưng không phải FBI thắng hay Apple thua, thay vào đó là niềm tin của người dùng đang bị xói mòn.

Apple tuyên bố đã đúng

Ngay sau khi FBI tuyên bố bẻ khóa thành công chiếc iPhone 5C của hung thủ gây ra vụ xả súng ở San Bernardino làm 14 người thiệt mạng, Apple tiếp tục khẳng định việc từ chối hợp tác với FBI nhằm tạo ra một phần mềm mở cửa hậu (backdoor) trên sản phẩm của hãng này là hoàn toàn đúng đắn.

Apple cho rằng hành động tạo backdoor là sai trái và việc làm này có thể tạo ra một tiền lệ không tốt cho vấn đề bảo mật dữ liệu người dùng. Đi kèm với tuyên bố đó, hãng công nghệ Mỹ không quên nhấn mạnh rằng vẫn hợp tác với các cơ quan thực thi pháp luật trong công tác hỗ trợ điều tra. Apple cũng cam kết tiếp tiếp tục tăng cường bảo mật các sản phẩm của mình nhằm đảm bảo quyền riêng tư người dùng iPhone nói chung.

Mặc dù không đề cập trực tiếp tới việc FBI bẻ khóa thành công iPhone, nhưng Apple cho rằng việc từ bỏ những tiêu chuẩn nhằm phục vụ các mục đích khác sẽ đưa người dùng và các quốc gia đến những nguy cơ lớn hơn trong việc bảo vệ dữ liệu, bảo mật thông tin cá nhân và đảm bảo quyền riêng tư.

Ai là người chiến thắng

Nhìn về bên ngoài, dường như Apple và cả FBI đều hài lòng với kết quả hiện có. FBI có được dữ liệu mong muốn, còn Apple khẳng định sự kiên định trong cam kết đảm bảo không giúp giới chức Mỹ xâm phạm quyền riêng tư của người dung. Hay nói cách khác, không ai là người chiến thắng.

Tuyên bố đã phá khóa thành công iPhone của FBI chẳng khác gì một đòn giáng mạnh vào lòng tin của tín đồ Apple khi mà chiếc điện thoại mang logo hình quả táo vốn được xem là biểu tượng của sự sành điệu cũng như tính an toàn đã không đủ sức mạnh để bảo vệ thông tin, tính riêng tư của người dùng.

Việc bẻ khóa từ bên thứ 3 sẽ khiến thị trường chợ đen phát triển mạnh, nơi sẽ xuất hiện các công ty bán thông tin về lỗ hổng phần mềm. Hơn nữa, FBI cũng đã phạm sai lầm khi muốn trói buộc Apple, bởi lẽ việc đưa ra hình tượng iPhone là một thiết có thể bị bẻ khóa không mang đến lợi ích cho bất kỳ ai.

FBI không trực tiếp tìm kiếm sự giúp đỡ trong việc bẻ khóa iPhone mà dụ dỗ các nhà nghiên cứu bảo mật cung cấp giải pháp khi cho rằng điều này phục vụ mục đích cao cả. Điều này khiến rất nhiều chuyên gia từ hacker mũ trắng cho đến hacker chuyên nghiệp đưa tay ra, một số trong đó tìm kiếm danh tiếng cho bản thân, và một số khác có mục đích trục lợi.

Kỹ thuật bẻ khóa iPhone có trị giá hàng triệu USD trên thị trường chợ đen.

Cơn sốt bẻ khóa iPhone bị nhận định là chiêu trò PR của FBI. Mục đích của chiến dịch truyền thông này là làm suy yếu an ninh công nghệ, cái mà mọi người đang dựa vào hằng ngày.

Sự việc này đưa công chúng vào nguy cao của sự thỏa hiệp và hiểm họa. Đây cũng được xem là tín hiệu ghi nhận rằng chính phủ ưu tiên các nguy cơ tiềm ẩn an ninh.

Trong bản dự thảo kế hoạch hành động quốc gia về an ninh mạng, Tổng thống Mỹ Barack Obama từng cho rằng nước Mỹ cần tăng cường nhu cầu quan hệ đối tác giữa chính phủ với khu vực tư nhân để ngăn chặn, phát hiện và phá vỡ các mối đe dọa an ninh trên không gian mạng.

Nguồn: PCW VN

Article Categories:
Di động

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *