Sau loạt bài giới thiệu một số bo mạch chủ ASUS chipset X99 mới của ASUS trước thềm Computex 2016, hôm nay OCZone xin gửi đến bạn đọc những hình ảnh chi tiết của ASUS X99 Strix Gaming, một trong những bo mạch chủ mới của dòng ROG mà ASUS vừa công bố song song với việc INTEL chính thức đưa ra thị trường thế hệ CPU Broadwell-E.
Như đã nói trước đó thì ROG Strix là một trong những thành viên mới của loạt sản phẩm Republic of Games – và ROG Strix X99 là bo mạch chủ ROG Strix đầu tiên.
Trên board đập ngay vào mắt người dùng là 2 logo tiêu biểu đại diện cho dòng bo mạch chủ ROG của ASUS và dòng card đồ họa STRIX, hai logo này được dán decal in sẵn với nhiều màu sắc khác nhau mà người dùng có thể tùy chọn theo sở thích cá nhân.
Sự kết hợp về màu sắc của các decal cộng với hiệu ứng LED RGB mà ASUS điểm xuyến ở vị trí khóa của các khe PCIe tạo nên một hiệu ứng ánh sáng bắt mắt đối với người dùng.
Sử dụng nền tảng chipset X99 chạy DDR4 Quad channel, main được trang bị 8 khe ram hỗ trợ dung lượng Ram lên đến 128GB.
Main được trang bị 4 khe PCIe, hỗ trợ 3 way SLI/CROSSFIRE và tùy theo việc sử dụng loại CPU có 40 lane hay 28 lane mà băng thông của các khe này có tốc độ lần lượt như sau.
Các cổng kết nối phía sau đầy đủ các kết nối công nghệ mới có cả USB Type C, kết nối WIFI/Bluetooth, nút Flash nóng BIOS mà không phải gắn CPU và ram.
Phần kết nối ổ cứng ASUS X99 STRIX được trang bị đầy đủ các chuẩn kết nối mới nhất như: M.2, mini SAS U2, SATA Express.
Cụm âm thanh SupremeFx trên bo mạch chủ lần này được thiết kế tăng thêm số lượng tụ âm thanh chuyên dùng Nichicon của Nhật.
Ngoài việc sử dụng dàn phase điện với 8 phase Digital VRM cung cấp điện cho CPU thì ASUS còn trang bị CPU OC socket với số lượng PIN nhiều hơn nhằm giúp cho việc Overclock cũng như duy trì điện thế ổn định, chống tình trạng trồi sụt ( Vdrop).
Phần mềm AURA đi kèm giúp quản lí hiệu ứng ánh sáng LED RGB một cách tiện lợi và dễ dàng.
Bạn đọc có thể xem clip ngắn mà chúng tôi quay lại để thấy sự rực rỡ khi vận hành.
Phần unbox chúng tôi chỉ giới thiệu những nét chính, chi tiết bạn đọc có thể tham khảo thêm ở Website ASUS.
CPU được test chung với ASUS X99 STRIX là i7 6900K hàng sample, đây là CPU có 8 nhân, 16 luồng về cấu tạo vật lý có thể xem là đối thủ tương đồng với CPU i7 5960X thế hệ trước.
Ở mặc định CPU chạy max turbo 8 core ở mức xung 3.7GHz, qua một số test cở bản chúng tôi nhận thấy hiệu năng tăng hơn 8-10% so với i7 -5960X.
CPU Queen
Intel burn test ở mức xung mặc định.
Cinebench Relase 11.5 ở mặc định.
XTU ở mặc định với điểm số khá cao.
Overclock xung CPU lên 4GHz test lại bằng Cinenbench thì điểm số đã tăng kha khá, tuy nhiên chúng tôi vấp phải vấn đề nhiệt (một phần là dòng CPU extreme 8 core và thời tiết tại TP.HCM đang nóng).
Mức xung cao nhất có thể chạy hoàn thành Cinebench là 4.2GHz.
Băng thông ram ở bus 3200MHz kết hợp với việc nâng Cache ratio cho ra điểm số khá ấn tượng.
Băng thông SSD M.2 với Samsung SM951 AHCI trên ASUS X99 STRIX đã cải thiện đáng kể so với các bo mạch X99 cũ, băng thông đã ngang thậm chí vượt cả băng thông trên nền tảng Z170 Skylake.
Thời gian mượn được sản phẩm không lâu, thêm vào đó CPU ES nên mức độ đánh giá cũng chưa chính xác về hiệu năng, chúng ta sẽ chờ đến khi thử nghiệm trên phiên bản CPU Retail để có cái nhìn xác thực hơn.
Riêng về bo mạch chủ ASUS X99 STRIX GAMING đã có những cải tiến thay đổi đáng kể, việc tích hợp LED RGB và Decal cho phần logo tạo nên 1 màu sắc mới cho dòng bo mạch chủ. Các hạn chế như băng thông SSD, băng thông ram ở ASUS X99 STRIX đã được giải quyết triệt để một cách mượt mà, chúng tôi không gặp khó khăn gì khi set ram ở bus 3200MHz (so với các bo mạch chủ X99 trước đây thì đây là mức khó, không phải bo nào cũng chạy được). Các cổng kết nối thiết bị ngoại vi cũng như thiết bị lưu trữ được trang bị đầy đủ giúp người dùng có thể thoải mái khi lựa chọn các thành phần đi kèm. Việc trang bị OC socket giúp cho bo mạch chủ không còn đơn thuần phục vụ cho game thủ mà còn là lựa chọn cho các Overclocker – những người đam mê ép xung.
Với mức giá tham khảo giao động quanh 7,5 triệu đồng thì đây chưa phải là chiếc bo mạch đắt tiền nhất của ASUS, nhưng theo chúng tôi nó đã tích hợp đầy đủ các món “ăn chơi” phục vụ đa dạng nhu cầu, có lẽ nó sẽ là chiếc bo mạch chủ đáng mua xét theo chi phí và hiệu năng mang lại ( Price & Performance).